Monday, April 16, 2012

Ảo tưởng



Trước hết chúng ta hiểu đôi điều về ảo tưởng. Ảo tưởng
có nghĩa là thấy khi nó không có. Chân lí có nghĩa là thấy
khi nó có. Bất kì cái gì chúng ta thấy đều là ảo giác, bởi vì
chúng ta đưa cả bản thân mình vào trong việc thấy của mình;
kinh nghiệm của chúng ta không còn khách quan, nó trở
thành chủ quan. Bất kì cái gì đang có ở ngoài kia, nó không
tới chúng ta như nó vậy. Tâm trí chúng ta bóp méo nó, tô vẽ
nó, trang điểm cho nó, tỉa tót nó, làm cho nó lớn hơn hay nhỏ
hơn và thay đổi nó thành nhiều, nhiều dạng.


Thay đổi lớn nhất, lừa dối sâu sắc nhất, là ở chỗ chúng ta
liên kết bản thân mình với mọi thứ, mà thực tế chúng ta
không được liên kết chút nào. Ngay khi chúng ta được liên
kết thực tại bị mất và phóng chiếu mơ bắt đầu dường như
thật. Chẳng hạn, chúng ta gọi một thứ là ‘của tôi’ - nhà của
tôi... ngôi nhà đã có đó khi chúng ta còn chưa có và nó sẽ
còn đó khi chúng ta không còn nữa. Cái gì đó có thể hiện
hữu trước khi tôi hiện hữu, và sẽ tiếp tục sau khi tôi không
hiện hữu, cái không biến mất cùng với sự biến mất của tôi -
làm sao mà nó có thể là ‘của tôi’ được? Nếu tôi chết vào
khoảnh khắc này, ngôi nhà của tôi đâu có sập đổ hay biến
mất; thực tế nó thậm chí sẽ không biết rằng tôi đã chết. Thế
thì loại liên kết nào có thể có đó giữa bản thân tôi và ngôi
nhà đó? Mối quan hệ là gì? Ngày mai ai đó khác sẽ sống
trong cùng ngôi nhà đó và gọi nó là ‘của tôi’. Hôm qua ai đó
|
|
51 52
khác đã sống trong nó và người đó đã gọi nó là 'của tôi'. Ai
biết được bao nhiêu người đã móc ‘cái tôi’ của họ vào ngôi
nhà đó, và đã qua đời rồi? Nhưng ‘cái tôi’ đó không bao giờ
dán được lên ngôi này, và ngôi nhà đó cũng không thuộc về
ai cả; ngôi nhà thuộc về bản thân nó.
Trong thế giới này mọi thứ đều thuộc về cái ta riêng của
nó. Nếu chúng ta có thể hiểu được điều này đúng đắn chúng
ta sẽ có thể làm tan vỡ các ảo tưởng một cách dễ dàng.
Có một mảnh đất. Bạn gọi nó là cánh đồng của tôi, hay
khu vườn của tôi. Nếu không phải hôm nay, ngày mai sẽ có
lời đòi hỏi đưa ra về mặt trăng - Mĩ sẽ nói đấy là ‘của chúng
tôi’, Nga sẽ nói đấy là ‘của chúng tôi’. Cho đến hôm qua mặt
trăng đã không thuộc về ai cả; nó đơn giản có đó, nó đơn
giản thuộc về bản thân nó. Nhưng bây giờ người này hay
người nọ sẽ đòi hỏi sở hữu mặt trăng và sớm hay muộn sẽ có
tranh đấu và đương đầu. Cho tới tận bây giờ mặt trời vẫn
thuộc về chính nó, nhưng ngày mai mặt trời cũng có thể bị
đòi hỏi thuộc ai đó.
Cứ nơi đâu con người đặt chân tới con người đều gắn
luôn cái nhãn cho nó là ‘cái tôi’ của người đó. Tự nhiên
không chấp nhận cái nhãn của người đó, nhưng những người
khác phải chấp nhận, nếu không thì sẽ có đương đầu. Người
khác phải chấp nhận các cái nhãn bởi vì họ muốn đặt nhãn
của riêng họ vào mọi thứ. Cho nên nhà trở thành của ai đó và
mảnh đất trở thành của ai đó khác. Tại sao chúng ta nôn
nóng muốn dán cái nhãn ‘tôi’ này vào đâu đó vậy? Nôn nóng
là bởi vì càng nhiều chỗ và vật mà chúng ta dán được nhãn
này lên, hay kí tên vào đó, cái vòng ‘của tôi’ càng lớn hơn và
cái 'tôi’ cũng phát triển lớn hơn bên trong chúng ta.
‘Tôi’ lớn như số lượng những vật mang nhãn của nó.
Nếu ai đó nói rằng người đó có một sào đất thì làm sao cái
'tôi’ của người đó lớn bằng cái 'tôi’ của người khác, người
nói, “Tôi có một nghìn sào đất” được?
Với sự bành trướng của cái ‘của tôi’, cái 'tôi’ cảm thấy
dường như nó đang tăng trưởng lớn hơn. Nếu bành trướng
của cái 'của tôi’ giảm đi, cái 'tôi’ cũng co lại. Cho nên mọi
hòn gạch của 'tôi’ đều được làm từ cái ‘của tôi’. Vậy tôi có
thể nói 'của tôi' càng nhiều cách, lâu đài của cái 'tôi' càng
vươn lên cao hơn. Do đó trong toàn bộ cuộc đời mình, chúng
ta vẫn còn chỉ trong một cuộc đua: bao nhiêu thứ chúng ta có
thể dán nhãn của mình lên và nói, “Đấy là của tôi.” Trong
khi làm như vậy, trong khi chúng ta tiếp tục gán nhãn cho
mọi thứ, một hôm nào đó chúng ta chết, và bất kì chỗ nào
chúng ta đã đặt nhãn của mình, ai đó khác bắt đầu dán nhãn
của người ấy vào mọi thứ chúng ta đã gọi là ‘của tôi’.
Mọi thứ đều thuộc về bản thân chúng, không thuộc về
người nào cả. Chúng có thể được dùng, nhưng không thể có
chủ sở hữu. Chủ sở hữu là ảo tưởng, và trong khi chúng ta
dùng chúng, chúng ta nên có cảm giác biết ơn bởi vì chúng
ta đang dùng cái gì đó không thuộc về mình. Nhưng khi
chúng ta nói ‘của tôi’, mọi cảm giác về biết ơn đều biến mất
và thế giới mới về cái ‘của tôi’ được tạo ra. Cái đó bao gồm
tiền bạc, địa vị, danh vọng, giáo dục và đủ mọi thứ. Với
những thứ này điều đó có thể là được, nhưng điều đáng ngạc
nhiên hơn là ở chỗ những cái không liên can gì tới 'tôi’ cũng
được bao hàm. Chúng ta nói: tôn giáo của tôi, thượng đế của
tôi, thiên thần của tôi, đền đài của tôi - với cả những người
mà ‘tôi’ chẳng có quan hệ gì với bất kì cái gì. Và nếu điều đó
là có thể, thế thì không có khả năng nào giải phóng bản thân
người ta khỏi thế giới. Nếu tôn giáo cũng có thể là của tôi
hay của anh, nếu Thượng đế cũng có thể là của tôi hay của
anh, thế thì không có hi vọng nào cả. Thế thì chúng ta sẽ tìm
con đường ra khỏi cái ‘của tôi’ ở đâu? Nếu Thượng đế cũng
|
|
53 54
rơi vào trong phạm vi quyền lực của mình, thế thì không còn
lại chỗ nào cho cái ‘tôi’ đi đâu cả. Nhưng chúng ta đặt cái
nhãn ‘của tôi’ vào đền đài và nhà thờ và vào cả Thượng đế
nữa.
Bất kì nơi đâu con người tới, người đó cũng đem tới đấy
cả cái ‘của tôi’. Cố hiểu ngụ ý này. ‘Tôi’ thực tế trở nên lớn
hơn qua ‘của tôi’, nhưng cái ‘của tôi’ càng bành trướng hơn,
bất hạnh càng lớn hơn. Tăng trong 'tôi’ là tăng của bất hạnh,
bởi vì ‘tôi’ là vết thương. Và cái ‘tôi’ càng lớn, vùng nhạy
cảm đau càng lớn, cho nên nhiều vết thương hơn có thể phát
tác trên nó. Cũng tựa như ai đó có một vết thương thể chất
lớn luôn dễ gây ra đau đớn mọi lúc; bất kì một cử động
người đó thực hiện và điều đó gây đau. Vết thương lớn, trải
trên vùng rộng, một cái chạm khẽ là đủ gây đau. Cái ‘tôi’
càng lớn, vết thương càng lớn và cái đau cũng càng lớn.
Với việc bành trướng của cái ‘của tôi’, cái ‘tôi’ bành
trướng. Khi cái ‘tôi’ tăng lên, đau cũng tăng lên. Một mặt
người ta cảm thấy rằng hạnh phúc đang tăng lên, mặt khác
bất hạnh cũng tăng lên. Chúng ta càng làm tăng hạnh phúc
này, càng nhiều bất hạnh cứ tăng lên - và giữa hai điều này
ảo tưởng được mang theo. Nơi không có khả năng nào nói
cái ‘của tôi’ thì thế nữa chúng ta vẫn tiếp tục nói ‘của tôi’
một cách giả dối, vô nghĩa lí. Tay này bạn gọi là ‘của tôi’,
thân thể này bạn gọi là ‘của tôi’, đều không phải là của bạn.
Khi bạn không có, ngay cả thế thì xương, da, máu của tay
này vẫn tồn tại ở đâu đó; và chúng vẫn tồn tại ngay cả sau
bạn. Xương bên trong thân thể bạn, chúng đã từng là xương
trong biết bao nhiêu thân thể khác trước đây. Máu trong thân
thể bạn đã chảy trong thân thể của con vật nào đó hôm qua
và trong cây cối nào đó hôm kia. Ai biết được bao lâu, bao
nhiêu tỉ, tỉ tỉ năm rồi cuộc hành trình đã diễn ra? Ngay cả khi
bạn sẽ không có đó, không một hạt của thân thể bạn bị triệt
tiêu. Nó tất cả sẽ tồn tại. Nó sẽ trôi vào trong thân thể khác
nào đó.
Hiểu điều đó theo cách này: hơi thở bạn vừa thở xong,
khoảnh khắc trước nó đã ở bên trong người ngồi cạnh bạn.
Khoảnh khắc trước người đó đã gọi nó là hơi thở của tôi, và
khoảnh khắc sau nó không còn thuộc vào người đó chút nào
nữa, nó đã trở thành của ai đó khác.
Cuộc sống không chấp nhận đòi hỏi của bất kì ai về nó
và cứ chảy đi từng khoảnh khắc. Nhưng chúng ta cứ đòi hỏi.
Ảo tưởng này về đòi hỏi, đây là ảo tưởng sâu sắc nhất của
con người.
Cho nên bất kì khi nào một người nói ‘của tôi’, người đó
rơi vào trong dốt nát. Kinh này là để phá vỡ chính ảo tưởng
này. Không chỉ đất không phải là của tôi, nhà không phải là
của tôi, tiền bạc không phải là của tôi - ngay cả thân thể này
cũng không phải là của tôi nốt. Thân thể bạn được tạo nên từ
các nguyên tử của bố mẹ bạn. Các nguyên tử đó tồn tại trước
khi có bạn, và chúng đến với bạn sau cuộc hành trình dài.
Trước bố mẹ bạn, chúng đã ở trong thân thể bố mẹ họ.
Những nguyên tử này đã có cuộc hành trình dài hàng triệu
năm; bây giờ chúng thiết lập nên thân thể bạn. Thân thể đó
nữa cũng là cánh đồng, mảnh đất mà bạn được bắt rễ vào,
nhưng bạn không phải là nó. Bạn không phải là thân thể, bạn
tách biệt khỏi nó.
Kinh này nói một người không chỉ không là thân thể, nó
thậm chí còn đi sâu hơn và nói con người thậm chí không
phải là tâm trí, bởi vì tâm trí cũng là một thứ tích luỹ.
Bạn có một ý nghĩ nào mà có thể là của bạn không, mà
bạn có thể nói là của bạn không? Chẳng có ý nghĩ nào cả.
Một số ý nghĩ đến từ truyền thống, một số từ kinh sách, một
số từ nghe ai đó, một số thì từ việc đọc sách báo - chúng đã
|
|
55 56
đến từ một hay nhiều nguồn ngoài khác. Nếu bạn tìm kiếm
sơ đồ sinh của từng ý nghĩ riêng lẻ, nếu bạn nhìn vào cuộc
hành trình của từng ý nghĩ riêng lẻ, bạn sẽ thấy bạn không có
một ý nghĩ riêng nào của mình cả, tất cả chúng đều là đồ vay
mượn; chúng đã đến với bạn từ đâu đó.
Không một ý nghĩ nào đã bao giờ là nguyên bản, mọi ý
nghĩ đều là vay mượn. Nhưng chúng ta cứ cho là ngay cả
một ý nghĩ cũng là ‘của tôi’.
Nhớ lấy, ngay cả một hơi thở cũng không thể gọi là ‘của
tôi’ được; ý nghĩ là vật chất tinh tế hơn nhiều. Đi ngày càng
sâu hơn vào trong phân tích này, người ta tới đâu?
Upanishad đã đi đến đâu? Phật đi tới đâu? Mahavira đã tới
đâu? Tiếp tục phân tích này, dùng kiểu phủ định, “Tôi không
là cái này, tôi không là cái này”; khi cuối cùng không còn lại
cái gì để bị phủ định, khi không còn gì về cái tôi thậm chí có
thể nghĩ liệu nó là của tôi hay không, cái còn lại ngay cả
thế... Khi không gì còn lại để cắt bỏ, khi tất cả các quan hệ
đều bị phá vỡ và không có gì còn lại mà có thể còn bị đập ra
nữa, cái thậm chí còn lại như thế chính là điều Upanishad đã
gọi là sakshi, nhân chứng.
Có một thế giới lớn quanh
Trích từ cuốn Ngón tay chỉ trăng, Osho

No comments:

Post a Comment