Thursday, May 17, 2012

THIỀN SƯ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Matthieu Ricard
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard  tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.

Wednesday, May 16, 2012

Phát hiện mới về tình mẫu tử


Nghiên cứu mới cho thấy làm mẹ có thể thay đổi hoàn toàn bộ não của phụ nữ, khiến não phát triển về chất xám do tác động từ đứa trẻ. 

Wednesday, May 9, 2012

Những hạt mầm định kiến


 Nguyễn Ngọc Tư
 Vào một ngày mưa gió ủ ê không hiểu sao chị thủ thư mỉm cười nói có mấy cuốn sách này mới về hay lắm. Ngó qua một lượt thì thấy nhiều cuốn của Quỳnh Dao và nhân tướng học. Truyện chị Dao quá sức chịu đựng của mình, riêng nhân tướng học thì mình xếp vào dạng không nên đọc, mình nhìn thấy sự rủi ro xảy ra khi mình có thể ghét bỏ một người nào ngay khi vừa gặp mặt, chỉ vì một nốt ruồi nằm đâu đó trên mặt anh ta. Và mình sẽ day dứt dài dài nếu như vì tướng pháp của chân mày, cái mũi, giọng nói… mà mình quay lưng bỏ đi một nước.

Tuesday, May 8, 2012

Hội chứng giới tính ảo


Thanh Niên, 25/04/2012 3:27
Liệu có chăng một giới tính mới, mà theo những đại diện của nhóm này tiết lộ rằng nó thay đổi theo giờ? Các chuyên gia của Đại học CaliforniaSan Diego (Mỹ) cho hay đã phát hiện được một dạng giới tính mới ở người. Theo đó, những người thuộc giới tính này bị ám ảnh bởi cảm giác sở hữu cơ quan sinh dục khác phái, hay còn gọi là hội chứng cơ quan sinh dục ảo. 

Thuốc quý trời cho


Ăn lành
Nên theo chế độ ăn hài hoà chất bột, chất thịt, chất béo, đủ mà không dư thừa. Nhiều loại rau trái tốt cho sức khoẻ. Không ăn quá mặn, quá ngọt, quá nóng cháy. Cá tốt hơn thịt. Dầu thực vật tốt hơn mỡ động vật. Đừng lậm fast food, không sa đà làng nướng.

Thuốc phiện trời cho

 SGTT.VN - Á phiện là nàng tiên nâu, đưa các tiên ông ôm bàn đèn đi mây về gió – endorphin khác nào nàng tiên luôn ở trong ta làm nhẹ cơn đau, đưa con người bay bổng.

Bản ngã


Khoa học nhận thức (cognitive science) cũng như khoa học thần kinh cũng thao thức đi tìm cái ngã, đi tìm consciousness. Câu hỏi trong khoa thần kinh não bộ là, các tế bào óc, các tế bào thần kinh hoạt động như thế nào mà sản xuất ra được tâm thức, ý thức? Người ta coi tâm thức như là một sản phẩm của hệ thần kinh, của não bộ. 

Sinh tử

Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"
 Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Ba người thầy


Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?" Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. 

Ngọc trai và nghịch cảnh


Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó, tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đơn cho những thớ cơ mềm mại của con trai. Không thể tống hạt sạ đó ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.

Nỗi đau


Tác giả Pro Bronson, trong cuốn sách “Tại sao tôi lại yêu quý những con người này?”, đã kể lại một câu chuyện có thật về một cây đu kỳ lạ. Cái cây này được trồng vào nửa đầu của thế kỷ 20 tại một trang trại gần Beulah, bang Michigan (Mỹ). “Cuộc đời” của nó là cả một cầu chuyện đáng để chúng ta nhắc tới.

Bí quyết trồng ngô


Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

Thầy tu có lấy vợ?



Hỏi: Thầy có thể nói về các vị Lama có vợ không?
Ðáp: Những vị Lama có vợ đa số thuộc phái Nying-mapa (cổ mật). Theo giáo lý về tsa, lung, tiglé thì khi đưa được luồng nguyên khí prana (lung) vào đường kinh trung ương (Shushumna, Uma) chạy lên đỉnh đầu thì hành giả chứng ngộ, đạt được tánh không và sự khoái lạc cùng một lúc. 

Thầy tu có ăn thịt uống rượu?


Hỏi: Thưa thầy có các buổi lễ Tây Tạng, con thấy họ ăn thịt và uống rượu, cái đó có ý nghĩa gì?
Ðáp: Những buổi lễ (puja) mà có ăn thịt uống rượu, tiếng Tây Tạng gọi là Tsok, tiếng Phạn là ganacakra, có nghĩa là tích tụ công đức. Những buổi lễ này cũng là cơ hội để tập chyển sự nhận thức của mình. Bình thường ta cho rượu thịt là thứ bất tịnh, qua buổi lễ với những thần chú (mantra) và sự quán tưởng thì những thứ bất tịnh kia trở thành thanh tịnh. 

Thiền tông Việt Nam


HT. Thích Thanh Từ
Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. 

Các loại thiền-GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN CỦA PHẬT GIÁO



HT. Thích Thanh Từ
A- Dẫn nhập
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.

Tứ Niệm Xứ và Thiền tông


Như bạn đọc đã xem qua, Tứ Niệm Xứ là một pháp hành thiền rất quan trọng mà xưa kia tất cả các vị Thánh Tăng đã hành theo đó mà đắc quả vô sanh (A La Hán). Dù quan trọng như vậy, nhưng sau khi Ðức Phật nhập diệt, Tứ Niệm Xứ dần dần bị lãng quên. 

CHỈ CÓ VẬY THÔI


Một tranh hí họa trong tạp chí New Yorker: Hai vị sư, một già, một trẻ, ngồi xếp bằng tọa thiền trong thiền đường. Vị sư trẻ thỉnh thoảng liếc nhìn vị sư già với ánh mắt dò hỏi, vị sư già quay sang anh ta nói: "Không có gì xảy ra hết. Chỉ có vậy thôi". 

Thoát ra khỏi dòng nước lũ


Chúng ta thường có một khuynh hướng đặc biệt là không ý thức được rằng mình lúc nào cũng đang suy nghĩ. Dòng tư tưởng lúc nào cũng trôi chảy không ngừng nghĩ, trong tâm ta không bao giờ có một giây phút tĩnh lặng.

Chánh niệm


Chánh niệm là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, vẫn còn rất thích hợp đến đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp ấy tự nó không dính dáng gì đến đạo Phật, hoặc việc trở thành một Phật tử, nhưng nó là sự tỉnh thức dậy, biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh. 

Monday, May 7, 2012

Nghề vợ chồng


Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?...
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn ðứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ.  

Cách bố thí tốt nhất


Cách bố thí tốt nhất là khi chúng ta không mong đợi sự đáp trả nào, ngay cả một lời cám ơn. Chúng ta bố thí khi tâm đã tự tại, đã có tất cả để được hạnh phúc.  Những sự bố thí như vậy được thúc đẩy bởi một cảm giác viên mãn, đầy đủ, chứ không phải vì đau khổ, mất mát. Bố thí một cách ẩn danh, không cần biết người nhận là một cách bố thí tuyệt vời. Âm thầm bố thí, không làm đình làm đám, sẽ giảm thiểu lòng tham dục và tâm bám víu của ta đối với những của cải mà ta sở hữu.

Cúng dường


Lúc Thiền sư Thành Chuyết hoằng hóa tại chùa Viên Giác, pháp duyên rất hưng thịnh. Mỗi lần giảng kinh, mọi người kéo đến nghe pháp chen chân không lọt. Do đó, các Phật tử đề nghị xây dựng một ngôi giảng đường rộng rãi hơn.

Đổi đài trong tâm


Trong báo Reader Digest có kể một chuyện thưa kiện khá lạ đời.  Một ông nọ xem tivi, chương trình Fear Factor sợ quá rồi bị ám ảnh, ông ta đệ đơn kiện chương trình này phải bồi thường. Nhưng quan tòa bác đơn và nói ngày nay người ta chế ra cái đồ bấm đổi đài (remote control) để làm gì? Nếu ông xem thấy sợ thì phải biết đổi đài. Ông không đổi đài là lỗi tại ông chứ không phải tại đài truyền hình.

Thuyền không người


Có người ngồi trên thuyền câu cá, bỗng thấy từ xa có chiếc thuyền to hơn đang tiến thẳng tới phía mình.  Anh vội vã ngừng câu, đứng lên khua tay khua chân, la hét cho chiếc thuyền kia thấy để tránh đừng đâm vào thuyền của anh.  Mặc cho anh la hét và ra dấu, chiếc thuyền kia vẫn từ từ rẽ nước đâm thẳng tới. 

Sunday, May 6, 2012

Cây vĩ cầm đứt dây


Nhiều người trong chúng ta hẳn chưa biết câu chuyện về buổi hòa nhạc ngày 18 tháng 11 năm 1995 ở Lincoln Center của Itzhak Perlman, nghệ sĩ đàn violon. Nếu như bạn biết ông, bạn cũng sẽ biết ngay cả việc bước lên bục sân khấu đối với ông cũng là một cố gắng lớn. Itzhak Perlman bị bệnh bại liệt từ nhỏ. 

Lòng trắc ẩn


Vài tuần trước giáng sing năm 1917, phong cảnh mùa đông ngập tràn tuyết trắng đã bị bóng đen u tối của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất che phủ.

Chén trà và vại nước


Một cụ già sau khi đến chùa lễ Phật, hỏi vị hoà thượng trụ trì:
- Tôi sống uổng phí đã 100 năm, hiện nay tuy già mà vẫn tráng kiện, thế nhưng chẳng làm nên trò trống gì.
Vị cao tăng hỏi lại:
- Gia đình cụ có hoà thuận không?
- Rất hoà thuận!
- Các con cháu có hiếu thảo không?
- Rất hiếu thảo
- Thế thì cò việc gì mà cụ không vừa lòng nữa?

Cặp lông mày vô dụng


Một hôm đôi mắt lỗ mũi, cái miệng của một người nọ họp bàn với nhau. Trước tiên, đôi mắt nói:'Chúng tôi, đôi mắt giữ phần quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Mọi thứ phải được tôi nhìn thấy mới biết được nó đẹp hay xấu, to hay nhỏ, cao hay thấp. Không có đôi mắt việc đi lại sẽ rất khó khăn. Vậy đôi mắt chúng tôi là quan trọng nhất. Thế nhưng chúng tôi lại bị đặt ở vị trí bất xứng bên dưới cặp lông mày là thứ vô dụng.Thật bất công.

Tuesday, May 1, 2012

Bà chủ


"Cô không nên để mình bị trói buộc vào bất cứ điều gì mà mình thấy biết, mà chỉ nên tìm gặp trực tiếp cái chủ thể thấy biết."
Thiền sư Bassui Tokusho (Bạt Tụy) trả lời một ni cô,
từ sách Lời Thiền, NXB Tổng Hợp Tp HCM, dịch: Ngô Ánh Tuyết - Viên Thông

Mẹ chồng nàng dâu


Thích Trí Siêu
Có một cặp vợ chồng mới cưới nhau và người vợ theo phong tục tập quán phải về nhà chồng. Chẳng may người chồng còn mẹ, và ngay từ đầu mẹ chồng nàng dâu đã đụng độ với nhau về việc chăm sóc gia đình nhà cửa. Trước khi cưới vợ, mọi việc ở nhà đều do mẹ chồng cai quản, nay nàng dâu mới về thay đổi mọi việc sắp xếp trong nhà làm mẹ chồng rất khó chịu. Dần dà sự đụng độ trở nên căng thẳng hơn và hai người không thể nhìn mặt nhau. Nàng dâu thì xem mẹ chồng như một phù thủy ác độc, còn mẹ chồng thì thấy nàng dâu là đứa hỗn láo không biết kính nể người lớn.

Lời thiêng


Khi tôi viết trước cửa nhà:
“Xin để truyền thống ở ngoài
Rồi hãy vào!”
Không một ai dám
Đến thăm hoặc gõ cửa nhà tôi

Rừng trong văn hóa tây nguyên


Đối với người Tây Nguyên rừng hoàn toàn không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi  trường theo nghĩa hẹp. Rừng là tâm linh. Vì vậy nó là cội nguồn văn hóa ở đây. Đố ai có thể tìm ra được một biểu hiện văn hóa nào ở đây mà không liên quan đến rừng, hay đúng hơn, không có mối quan hệ sâu xa thăm thẳm của con người với rừng làm cơ sở...

Nghệ sĩ dân gian Chăm Hán Phải



Thuở trai tráng, ông từng là thành viên đoàn văn nghệ Chăm vào tận Sài Gòn hát trên các sân khấu danh giá; làm Mưwdơn rồi lên chức Mưwdơn gru, ông điều hành và hát phục vụ cả ngàn cuộc lễ Rija trong cộng đồng Chăm; sau khi đất nước thống nhất, ông đi biểu diễn và truyền nghề cho không ít nghệ sĩ Chăm hôm nay, và cuối cùng: làm tư liệu sống để nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thường xuyên tìm gặp. Với tôi, ngoài việc cung cấp vô vị lợi nguồn tài liệu quý giá để tôi hoàn thành bộ Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển (1995), ông còn là một nghệ sĩ lớn. Ông là Mưwdơn gru Hán Phải, năm nay tuổi đã ngoài tám mươi

Monday, April 30, 2012

Lời ếch dâng kinh


Thầy Brunô thấy mình chia trí không thể tiếp tục cầu nguyện vì tiếng ộp oạp của một chú ếch nào đó inh ỏi vang lên. Thầy cố cầm trí nhưng không thể, nên thầy mở cửa sổ và quát lên:
- Im đi để ta cầu nguyện.

Tiếng rao đêm


Ba Thợ Tiện
      Hồi mới vào Sài Gòn, có một lần tôi đến nhà người bạn ở khu phố phía sau Trường Đại học Vạn Hạnh, trên đường Trương Minh Giảng để cùng đi nghe ca nhạc theo lời mời của anh ấy. Lúc về, thấy đã hơn 11 giờ nhưng ông ngoại của anh bạn vẫn còn ngả người trên lưng ghế, tôi hỏi : “Thưa cụ, trời nóng quá, chắc rất khó ngủ?”. Ông cụ người miền Nam cười hiền khô : “Đâu có, ông đang chờ người quen”.

Trò chuyện với đàn ông Bangladesh


TTCT - Bốn năm ở Bangladesh, quốc gia Nam Á có diện tích 144.000kmvà dân số lên đến 147 triệu người, tôi đã có khoảng thời gian đủ dài để nhận ra những khác biệt về quan điểm sống của đàn ông xứ này

Bangladesh …"Vì họ đã biết ước mơ”


 “Sống ở Bangladesh hơn 4 năm, tôi chẳng thể quen được với tư tưởng "an phận"….Tôi đã quen với những người dân lam lũ quê tôi, chân lội bùn lầy nhưng  vẫn nuôi mơ ước về những chân trời rộng lớn. Và nhiều người đã đến được những chân trời ấy…”

Đi tìm hạnh phúc ở Bhutan

Thứ Tư, 18/05/2011, 00:02 (GMT+7)
TTCT - Đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số hạnh phúc của người dân Bhutan, nhưng tôi vẫn muốn tự mình khám phá khái niệm “hạnh phúc” trong những chuyến công du nhiều tuần tại đất nước này.

Monday, April 23, 2012

Chảy đi sông ơi!


Hít vào thở ra
Sống
Ao tù nước đọng
Chết
Kiến thức, quan niệm, đức tin có chảy hay tắc kẹt một chỗ, bốc mùi?
Lê Đức Tân

Thuần khiết


Thuần khiết không có nghĩa là đánh bóng sự việc, làm cho một việc từ không thuần khiết thành thuần khiết
Nó có nghĩa sự vật như chúng vốn có.
Khi ta thêm thắt, sự việc sẽ không còn thuần khiết
Khi ta nhị nguyên, sự việc sẽ không còn thuần khiết 

Tâm trí ...bò


Có hai con bò đang gặm cỏ trên đồng
Một chiếc xe tải chở sữa chạy qua
Bên hông xe ghi "Sữa thanh trùng, hạng A, có bổ sung vitamine B 1"
Bò nọ nói với bò kia: "có thấy mình còn kém không?."

Tâm trí thì không ngừng so sánh 

Chào ngày mới


Liệu ta có đến một nơi ta không được chào đón?
Liệu cuộc sống có đến nơi nó không được đón chào? 
Nơi mà người ta xem nó như là một điều nghiễm nhiên, tất yếu phải thế?

Liệu ta có thể trông chờ cuộc sống mang lại niềm vui cho mình
khi  ta không hân hoan đón chào nó, ít nhất mỗi khi bình minh lên? 

Cuộc sống quay lưng lại với mình hay chính mình mới là người quay lưng lại với nó?

Lê Đức Tân

Sunday, April 22, 2012

Sóng và biển



Ai chỉ cho tôi được ranh giới giữa một con sóng và biển?
Giữa bạn và tôi, và muôn người nữa?
Là muôn vàn hay chỉ là một?



Lê Đức Tân

Wednesday, April 18, 2012

Tám thứ gió thổi cũng không lay động

Tô Đông Pha bị rắm của Phật Ấn thổi bay qua sông
Cư sĩ Tô Đông Pha cảm thấy mình tu hành có chướng ngại, nên viết một lá thư, sai thư đồng đem đến cho Thiền sư Phật Ấn ở chùa Kim Sơn ấn chứng. Trong thơ viết:
“Kính lạy đức Phật đà
Hào quang chiếu đại thiên
Tám gió không lay động
Đoan toạ trên toà sen”

Tuesday, April 17, 2012

Cậu bé bị biến thành cô bé_ thử nghiệm tồi tệ nhất của khoa học


(SVVN, 25/11/2007 10:17:31) Năm 1965, tại thị trấn Winnipeg, bà Janet Reimer hạ sinh hai cậu con trai song sinh là Bruce và Brian Reimer. 6 tháng sau, cậu bé Bruce bị hỏng "cái ấy" trong khi cắt bao quy đầu do lỗi của bác sĩ. Thay vì nuôi nấng đứa trẻ đúng nghĩa một bé trai thì cha mẹ của Bruce đã nghe theo lời khuyên của tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng người Mỹ là John Money, dựa trên học thuyết mới về giới tính của ông ta để nuôi dưỡng Bruce như một bé gái. Gần bốn thập kỷ sau, vụ việc bị báo chí phanh phui và Bruce trở thành một trong số ít trường hợp bi kịch và gây tranh cãi nhất trong lịch sử y học.

Hướng dẫn thực hành thiền quán tâm


Khi quý vị tập trung vào một đối tượng trong một thời gian dài và hòa nhập trong đó, tâm không còn tỉnh giác nữa. Chánh niệm và hiểu biết trở nên yếu đi. Vì tâm chỉ lo đến việc phải tập trung vào một đối tượng, tâm quên không nghiên cứu hay tìm hiểu cái đang diễn ra hoặc không có một cái nhìn tổng thể. Khả năng suy nghĩ cũng trở nên chậm chạp. Kiểu định do tập trung này sẽ phát triển sự an tịnh, nhưng không phát triển trí tuệ được. 
Sayadaw U Tejaniya

Quyền được giận

Gary là một người trung niên, ăn mặc lịch sự, làm việc cho một công ty buôn bán chứng khoán lớn ở New York, ông tham dự buổi diễn thuyết về đề tài: “ Chinh Phục Sự Nóng Giận”. Khi tôi vừa dứt lời, ông đã giơ tay phát biểu ý kiến và nói lớn bằng một giọng vô cùng tức giận:

Ý thức toàn vẹn về sự sống


Một hôm đang đi bộ trên đường Oxford, tôi bỗng ý thức được một cảm giác tự do kỳ lạ, tôi không còn thấy mình là mình nữa mà cứ lâng lâng như được nâng lên một bình diện nào đó cao hơn. Tôi ngây ngất một lúc
rất lâu và ý thức được điều Gurdjieff vẫn nói :” Sự ý thức toàn vẹn về sự sống.”
Nguồn: Lời giới thiệu cuốn sách minh triết trong đời sống hàng ngày, Darshani Deane (Shirley Deane)

Một phần của thế gian


Tôi run rẩy bước đi trong làn gió bấc rét căm căm, toàn thân tôi như bị đông cứng trong cái lạnh kinh hồn. Tuyệt nhiên không một tiếng  động nào mà chỉ có tiếng chân lê bưóc trên con đường mòn nhỏ phủ đầy tuyết trắng.Ba giờ sau, tôi dừng chân trước quán ăn ở đầu làng, chưa bao giờ mùi cà phê nóng lại có thể quyến rũ tôi đến thế. Ánh đèn điện sáng choang, tiếng người nói ồn ào, mùi xào nấu thơm phức… Hơn lúc
nào hết, tôi ý thức ngay một cảm giác hoan hỷ khi được trở lại với cái thế giới mà tôi vẫn muốn từ bỏ nó.

Tôi là ai

Hỏi: Ông là ai?
Đáp: Là bất cứ ai mà bạn nghĩ, bởi vì nó tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn tôi với cái tâm trống rỗng toàn bộ, tôi sẽ khác. Nếu bạn nhìn tôi với những ý tưởng, thì những ý tưởng đó sẽ tô màu tôi; nếu bạn đến với tôi, mang theo một định kiến, thì tôi sẽ khác. Tôi chỉ là một tấm gương soi. Chính khuôn mặt của bạn sẽ được phản chiếu. Có một ngạn ngữ (saying),  rằng nếu một con khỉ nhìn vào trong gương, nó sẽ không thấy một vị tông đồ đang nhìn nó xuyên qua tấm gương – nó chỉ thấy một con khỉ.

"It's like coming home."


A few years ago, I was at a small conference of scientists all of whom practiced meditation on a daily basis. Toward the end of the four-day meeting, during which each of them had described at some length how he meditated, 
I began to press them on the question of why they meditated. Various answers were given by different members of the group and we all knew that they were unsatisfactory, that they did not really answer the questions. 
 Finally one man said, "It's like coming home.
 " There was silence after this, and one by one all nodded their heads in agreement. 
 There was clearly no need to prolong the inquiry further.
How to meditate, a guide book by Lawrence LeShan

Thiền là mẹo

Thiền là bí ẩn đến mức có thể gọi nó là khoa học,
nghệ thuật hay mẹo, mà cũng chẳng mâu thuẫn gì.
Từ một quan điểm nào đó thì đấy là khoa học vì có kĩ
thuật rõ ràng phải thực hiện. Không có ngoại lệ cho nó,
nó gần như một qui luật khoa học.

Virút, bên bờ sự sống

SGTT, Bs Nguyễn Chấn Hùng - Virút không được kể là sinh vật như vi khuẩn, cũng không phải là vi khuẩn nhỏ và bị để ngoài muôn loài, bên bờ sự sống. Có vẻ như chúng luôn giành thắng lợi trong cuộc chiến sinh tồn từ những buổi đầu của sự sống trên trái đất.

CHÚNG TA ĐANG TÌM KIẾM CÁI GÌ?

J. KRISHNAMURTI
Hầu hết chúng ta đang tìm kiếm cái gì? Mỗi người chúng ta mong muốn cái gì? Đặc biệt trong thế giới hỗn loạn này, nơi mọi người đang cố gắng tìm ra một loại an bình nào đó, một loại hạnh phúc nào đó, một chỗ ẩn náu, chắc chắn rất quan trọng phải tìm ra, chúng ta đang cố gắng tìm kiếm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá cái gì, đúng chứ? 

NIỀM TIN, J. KRISHNAMURTI



Niềm tin và hiểu biết liên quan rất mật thiết với ham muốn; và có lẽ, nếu chúng ta có thể hiểu rõ hai vấn đề này, chúng ta có thể thấy ham muốn vận hành như thế nào và hiểu rõ những phức tạp của nó. 

Giận


Khi ai đó làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế ta sẽ bớt khổ. Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm cho tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.”

Đi khắp thế gian tìm ý nghĩa cuộc sống


Cách đây không lâu, tôi là một nhạc sĩ nổi tiếng trình diễn âm nhạc
khắp thế giới nhưng tôi chưa thỏa mãn với chính mình, hình như tôi
còn muốn một cái gì nữa mà lúc đó tôi chưa ý thức rõ rệt. Tôi lái xe
hơi vòng quanh thế giới, khởi sự từ Âu Châu, qua Trung Đông với ý
định sẽ đi khắp Phi Châu, Á Châu trước khi về Mỹ Châu. 

Monday, April 16, 2012

Tâm trí và vô trí


 Vô trí không thể  nảy sinh từ tâm trí  được. Nó không
phải là sự phát triển của tâm trí, nó không trong sự liên tục
với tâm trí; nó là gián đoạn. Nó cũng gián đoạn như bệnh tật
gián  đoạn với mạnh khoẻ. 

Biết nhiều


Bạn biết nhiều thế! Cái gì có đó bị thiếu trong việc biết
của bạn? Bạn biết gần như mọi thứ - bất kì cái gì Phật biết
hay Mahavira hay Krishna biết, bạn cũng biết. Trong khi đọc
Gita, bạn không cảm thấy bạn biết tất cả những điều này
sao? Có đấy, bạn cũng biết, nhưng đây tất cả chỉ trong đầu
bạn. Hạt mầm còn chưa đạt tới tim bạn.

Từ Tình dục tới Siêu thức


 Tôi đã viết một cuốn sách – không phải viết, những bài nói chuyện của tôi được tập hợp lại trong nó – nó được gọi là “From Sex to Superconsciousness” (Từ Tình dục tới Siêu thức). Từ đó, hằng trăm trong số những cuốn sách của tôi đã được xuất bản, nhưng dường như không ai đọc bất cứ cuốn sách nào trong số đó – không, tại Ấn độ. Tất cả họ đều đọc “ Từ Sex đến Siêu thức.” Tất cả họ đều phê bình nó, tất cả họ đều chống lại nó. Những bài báo vẫn đang được viết, những cuốn sách được viết chống lại nó, và những mahatma (vị thánh) tiếp tục phản đối nó. Và không cuốn sách nào khác (của tôi) được đề cập, không có cuốn sách nào khác được để mắt đến. Bạn có hiểu không? Như thể là tôi đã chỉ viết một cuốn sách duy nhất.
 

Đi lùi vào tương lai

Đi lùi vào tương lai, the art of problem sloving

Bốn Bề Bờ Bụi


Nguyên tác : Yabu No Naka 
Tác Giả: Akutagawa Ryunosuke 
Người dịch : Phạm Vũ Thịnh
 Lời Người Dịch:
Truyện ngắn sau đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Akutagawa Ryunosuke, bày tỏ hoài nghi về tính tuyệt đối của Sự Thật. Có Sự Thật phổ quát không, hay chỉ là ảo ảnh của Sự Thật khúc xạ qua tâm lý của mỗi người?

Tình yêu, tình dục


Tình yêu nam nữ có liên quan với ước muốn được tiếp nối. Điều này không có nghĩa là sinh con đẻ cháu là lý do chính đáng duy nhất của quan hệ tình dục. Khi yêu, người ta muốn tỏ bày tình yêu của mình. Tình dục là một cách để thể hiện tình yêu, nhưng đó không phải là cách duy nhất. Nếu bạn nghĩ rằng đó là cách duy nhất thì bạn lầm. Ngoài tình dục, còn có nhiều cách thể hiện tình yêu mà chúng ta vẫn có thể hạnh phúc với nhau.

Thời gian của ai?


Đời sống gia đình có dễ chịu hơn đời sống độc thân không?, Steve không có câu trả lời dứt khoát. Nhiều người nói : "có đời sống gia đình thì cuộc sống ổn định hơn, thăng bằng hơn. Steve không nói điều đó đúng mà cũng không nói điều đó sai. Anh ta chỉ ậm ừ, nhưng mà tôi hiểu. Steve nói “Tôi mới tìm ra một cách để có thật nhiều thì giờ." 

Ảo tưởng



Trước hết chúng ta hiểu đôi điều về ảo tưởng. Ảo tưởng
có nghĩa là thấy khi nó không có. Chân lí có nghĩa là thấy
khi nó có. Bất kì cái gì chúng ta thấy đều là ảo giác, bởi vì
chúng ta đưa cả bản thân mình vào trong việc thấy của mình;
kinh nghiệm của chúng ta không còn khách quan, nó trở
thành chủ quan. Bất kì cái gì đang có ở ngoài kia, nó không
tới chúng ta như nó vậy. Tâm trí chúng ta bóp méo nó, tô vẽ
nó, trang điểm cho nó, tỉa tót nó, làm cho nó lớn hơn hay nhỏ
hơn và thay đổi nó thành nhiều, nhiều dạng.

Chiếc lá cuối cùng, O. Henry



Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”. Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!

Tình dục và hôn nhân



Giống như những vấn đề khác của con người, vấn đề của những đam mê và những thôi thúc thuộc tình dục của chúng ta là một vấn đề phức tạp và khó khăn, và nếu chính người giáo dục đã không thâm nhập nó sâu thẳm và đã thấy nhiều hàm ý của nó, làm thế nào anh ấy có thể giúp đỡ những học sinh mà anh ấy đang giáo dục? Nếu phụ huynh hay giáo viên bị trói buộc trong những rối loạn của tình dục, làm thế nào anh ấy có thể hướng dẫn đứa trẻ?

Sát thủ rừng xanh


Bé Hai giương súng nhắm vào con khỉ to nhất bóp cò. Bị trúng đạn, con khỉ rơi từ trên cây xuống, nhưng theo bản năng nó vươn tay bám được một cành to. Hai con còn lại thấy động liền lao vào bóng đêm. Anh giương súng ngắm tiếp vào cánh tay bám vào cây của con khỉ bị thương. 

Nhưng lạ chưa, cánh tay còn lại của nó còn ôm vật gì khư khư trước ngực. Bé Hai nhìn kỹ thì phát hiện đó là một con khỉ còn rất nhỏ, đang sợ hãi bám chặt vào ngực mẹ và kêu choe choé trong khi mẹ nó sắp lịm đi vì đau đớn. 

“Tôi lặng người. Con khỉ mẹ nén đau dùng tay dứt con mình ra khỏi ngực và đặt con vào cành cây gần nhất. Cánh tay đỏ máu của nó đẩy con ra và ra hiệu cho khỉ con rời khỏi nơi nguy hiểm. Bất giác, tôi nghĩ đến những đứa con của mình – lúc đó có lẽ đang ngon giấc trong vòng tay mẹ… Toàn thân nổi gai ốc, tôi đánh rơi súng rồi ngồi phịch xuống đám lá mục ẩm. Tôi thất thần như vậy khoảng một tiếng đồng hồ – như kẻ sát nhân vừa gây tội. Đến khi trời gần sáng rõ, trấn tỉnh lại, tôi leo lên cây cầy kéo xác khỉ mẹ xuống. Con khỉ con tội nghiệp cứ bám chặt lấy xác mẹ. Ánh mắt run rẩy của nó nhìn tôi vừa sợ hãi vừa như thù hận. Tôi chôn khỉ mẹ và bọc khỉ con vào áo khoác mang về nhà”.

Levin cắt cỏ


"Levin càng cắt cỏ càng luôn cảm thấy những phút quên lãng trong đó không phải tay chàng điều khiển chiếc hái nữa, mà hình như chính chiếc hái cuốn tất cả con người có ý thức và tấm thân tràn đầy sinh lực của chàng: công việc cứ tự động tiến hành chính xác và đều đặn như có phép tiên, tuy chàng không để ý gì đến nó. Đó là những phút vô cùng hạnh phúc."
 Anna Karenina, Chương 5, Tolstoy





Sunday, April 15, 2012

Sống giả




(Dân trí) - Tôi tự thấy mình là đứa giỏi giang, được việc, sếp rất nể và nhiều người công nhận. Tôi được coi trọng nên luôn là chính mình, có thể làm mọi việc theo ý muốn.
Tôi đi lấy chồng, mẹ dành hai buổi tối để giảng giải cho tôi hiểu, rằng cá tính ở đâu không biết nhưng về sống cùng nhà chồng vẫn phải tỏ vẻ nhu mì, lép vế. Phụ nữ thông minh là người không cố chứng tỏ mình thông minh.Cũng do thấy nhiều tấm gương “tranh khôn” trước mắt nên buổi ban đầu tôi đã hết sức nén cái tôi của mình lại.

Khoảng trống giữa hai giới tính


Why It's So Hard to Be Happy


The pursuit of happiness drives much of what we do, but achieving it always seems just out of reach. By Michael Wiederman, Scientific American Mind  | January 30, 2007 | 4


Darshani Deane

Darshani Deane (tên thật là Shirley Deane) là một nhạc sĩ nhạc cổ điển nổi tiếng, đã trình diễn âm nhạc tại 72 quốc gia trên thế giới.
 Bà còn là một trong những phụ nữ đầu tiên có bằng phi công, đã bay nhiều chuyến “solo” qua các lục địa. Bà cũng là người đàn bà đầu tiên lái xe hơi du lịch khắp thế giới một mình.

Kết nối những dấu chấm, Steve Jobs


SGRT 
- Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện.

Những điều hối tiếc nhất khi sắp chết


Một nữ y tá đã ghi lại những hối tiếc thường thấy nhất ở những người sắp chết, trong số đó có câu "Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn". Bạn sẽ hối tiếc gì nhất nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời. 
Bronnie Ware là một nữ y tá người Australia, từng có vài năm làm việc ở khu chăm sóc, chuyên chăm lo cho những bệnh nhân trong 12 tuần cuối đời của họ. Ware đã ghi lại những điều mà những người sắp chết thường hối tiếc nhất trong một blog và trang blog này được chú ý nhiều tới mức cô đã đưa tất cả những gì quan sát được vào một cuốn sách có tên "5 điều hối tiếc nhất của những người đang hấp hối".
Những điều mà người sắp chết thường hối tiếc đó là:

Phát hiện “la bàn đạo đức” trong não


Thanh Niên, 2008, Theo các nhà khoa học Mỹ, “la bàn đạo đức” này có thể chi phối cách chúng ta đánh giá hành vi của người khác.Khu vực này nằm ở phía sau tai phải, sẽ hoạt động nhiều hơn khi chúng ta nghĩ về các hành vi xấu hoặc tốt của người khác.

Không nên kìm nén lòng cảm thông


Why You Shouldn’t Curb Your Compassion
By Brylyn Stacy | April 13, 2012 | http://greatergood.berkeley.edu
A new study suggests the hidden costs of callousness
We’ve all had our moments of stinginess: We pass a homeless person and spare no change, or decline an appeal from a charity. We might feel a pang of guilt, but you can’t be nice to everyone, right?
A new study suggests there might be hidden costs to our callousness: It might harm our self-image and chip away at our commitment to morality.

http://greatergood.berkeley.edu/article/item/why_you_shouldnt_curb_your_compassion?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+GreaterGoodBriefs+Greater+Good+Research+Briefs#When:08:00:00Z

Điều được gọi là tình yêu


Ayya Khema, Văn Hóa Phật Giáo, 9/2009
Khi chúng ta có thể hiểu và thông cảm người khác,
chúng ta có thể để cho họ là chính họ và yêu thương họ

Why You Shouldn’t Curb Your Compassion


By Brylyn Stacy | April 13, 2012 | http://greatergood.berkeley.edu
A new study suggests the hidden costs of callousness
We’ve all had our moments of stinginess: We pass a homeless person and spare no change, or decline an appeal from a charity. We might feel a pang of guilt, but you can’t be nice to everyone, right?
A new study suggests there might be hidden costs to our callousness: It might harm our self-image and chip away at our commitment to morality.

Tình Yêu, Kahlil Gibran

Rồi Almitra nói, “Giảng cho chúng tôi về Tình Yêu.”
Và Tiên Tri ngẩng đầu nhìn mọi người, và tĩnh lặng đáp xuống đám đông.
Và với một giọng cao cả, ngài nói:
Khi tình yêu mời gọi, hãy đi theo tình yêu,


Ouspensky on Gurdjieff views on identification


'Identification' is so common a quality that for purposes of observation it is difficult to separate it from everything else. Man is always in a state of identification, only the object of identification changes.

Neuroscience and Meditation


Matthieu Ricard has been a key contributor to the increasingly fruitful dialogue between scientists and spiritual practitioners, and a regular subject for scientific experiments on meditation. Here he explains some of the findings, and the implications for the future.

BUDDHAGHOSA VÀ LEV TOLSTOY


Những người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời

THÍCH PHƯỚC AN
Chắc rằng, những người có tâm hồn bình thường như chúng ta, không nhiều thì ít, khi có được một vị trí nào đó trong xã hội thì luôn lấy đó làm thỏa mãn. Nhưng ngược lại, những tâm hồn vĩ đại thì lại không như thế, khi danh vọng lên đến tột đỉnh thì họ lại thường rơi vào một cuộc khủng hoảng có thể nói là dữ dội trong nội tâm của mình. Để rồi cuối cùng, khi không còn chịu đựng được nữa thì họ có thể tự kết thúc đời mình như trường hợp văn hào Mỹ Heminngway, người được giải văn chương Nobel vào năm 1954 hay Kawabata của Nhật Bản, cũng được giải văn chương Nobel vào năm 1968.

Song of mind, Niutou


Bản chất của tâm là không sinh
Vậy cần kiến thức và quan niệm để làm gì?
The nature of the mind is non-arising
What need is there of knowledge and views?
Song of mind, Niutou 


Trụ



Trụ mây, mây bay
Trụ nước, nước chảy
Trụ đất, đất lở
Trụ không, không sao!

Lê Đức Tân

Tôi là ai?


Tôi là ai? 
Sao lại đi giới hạn mình trong một định nghĩa nào đó? 
Sao làm lồng tự nhốt mình làm chi?

Who am I? 
Why trying to reduce oneself to a definition? 
Why imprisoning oneself?

 Lê Đức Tân

Dr Money and the Boy with No Penis - BBC video