Tin tức

Why You Shouldn’t Curb Your Compassion
By Brylyn Stacy | April 13, 2012 | http://greatergood.berkeley.edu
A new study suggests the hidden costs of callousness
We’ve all had our moments of stinginess: We pass a homeless person and spare no change, or decline an appeal from a charity. We might feel a pang of guilt, but you can’t be nice to everyone, right?
A new study suggests there might be hidden costs to our callousness: It might harm our self-image and chip away at our commitment to morality.

http://greatergood.berkeley.edu/article/item/why_you_shouldnt_curb_your_compassion?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+GreaterGoodBriefs+Greater+Good+Research+Briefs#When:08:00:00Z




Phát hiện “la bàn đạo đức” trong não
Thanh Niên, 2008
Theo các nhà khoa học Mỹ, “la bàn đạo đức” này có thể chi phối cách chúng ta đánh giá hành vi của người khác.Khu vực này nằm ở phía sau tai phải, sẽ hoạt động nhiều hơn khi chúng ta nghĩ về các hành vi xấu hoặc tốt của người khác.

Trong một cuộc thử nghiệm khác thường, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Massachusetts sử dụng các nam châm mạnh để làm tê liệt khu vực này của não bộ và làm cho người ta tạm thời “bớt đạo đức” hơn. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nhận thức của con người về điều tốt và xấu không chỉ dựa trên sự giáo dục, tôn giáo và triết học - mà còn dựa vào hoạt động sinh học của não bộ.
Tiến sĩ Liane Young, người chủ trì cuộc nghiên cứu, nói: “Việc có thể áp dụng từ trường trên một vùng não cụ thể và thay đổi cách đánh giá về đạo đức của con người thật sự đáng kinh ngạc”. Cái gọi là “la bàn đạo đức” nằm trong một phần của bộ não là nơi tiếp giáp giữa thùy đính và thùy thái dương của bán cầu não phải. Nó nằm gần bề mặt của não, phía sau tai phải.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là kích thích từ trường xuyên sọ (transcranial magnetic stimulation) để làm tê liệt vùng não này. Trong thử nghiệm đầu tiên, 12 tình nguyện viên được tiếp xúc với từ trường trong 25 phút trước khi họ được đưa ra một loạt các tình huống.
Đối với mỗi tình huống, họ được yêu cầu đưa ra đánh giá về hành động của nhân vật, từ điểm 1 cho hành động “bị cấm tuyệt đối” đến 7 là “hoàn toàn có thể chấp nhận được”. Trong thử nghiệm thứ hai, từ trường được áp dụng tại thời điểm các tình nguyện viên được yêu cầu đánh giá hành vi của nhân vật trong kịch bản. Trong cả hai cuộc thử nghiệm, từ trường làm các tình nguyện viên ít biết phân biệt phải trái hơn.
Trong một kịch bản, một người đàn ông dẫn bạn gái đi qua một cây cầu mà anh ta biết là không an toàn. Cô gái bình yên vô sự. Trong điều kiện bình thường, hầu hết người ta cho rằng hành vi của người đàn ông này là không thể chấp nhận được. Nhưng sau khi nhận được xung từ, các tình nguyện viên có xu hướng xem hành động đó không có gì sai trái và đánh giá hành vi của người đàn ông dựa vào việc cô bạn gái còn sống sót hay không.
Ở kịch bản khác, có hai cô gái đến thăm một nhà máy hóa chất. Tại đó, một trong 2 cô yêu cầu người bạn đi cùng bỏ đường vào cà phê của mình. Người bạn đó sử dụng chất để trong một hũ ghi là “độc”, nhưng bởi chất này thật ra là đường, nên cô bạn vẫn bình an. Các tình nguyện viên với “la bàn đạo đức” bị tê liệt có xu hướng đánh giá hành vi này là có thể chấp nhận được vì người uống cà phê đã không bị tổn hại gì. Trong suốt quá trình thử nghiệm, những hành động thiếu trách nhiệm hoặc cố ý gây hại vẫn được xem là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức nếu câu chuyện vẫn “kết thúc có hậu”.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy các phần của não bộ “phụ trách” đạo đức của con người. Năm ngoái, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã tìm thấy một vị trí gọi là “god spot” - vùng não kiểm soát tín ngưỡng.
Khang Huy
(Theo Daily Mail, AFP)

1 comment: