Thursday, May 17, 2012

THIỀN SƯ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Matthieu Ricard
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard  tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.

Wednesday, May 16, 2012

Phát hiện mới về tình mẫu tử


Nghiên cứu mới cho thấy làm mẹ có thể thay đổi hoàn toàn bộ não của phụ nữ, khiến não phát triển về chất xám do tác động từ đứa trẻ. 

Wednesday, May 9, 2012

Những hạt mầm định kiến


 Nguyễn Ngọc Tư
 Vào một ngày mưa gió ủ ê không hiểu sao chị thủ thư mỉm cười nói có mấy cuốn sách này mới về hay lắm. Ngó qua một lượt thì thấy nhiều cuốn của Quỳnh Dao và nhân tướng học. Truyện chị Dao quá sức chịu đựng của mình, riêng nhân tướng học thì mình xếp vào dạng không nên đọc, mình nhìn thấy sự rủi ro xảy ra khi mình có thể ghét bỏ một người nào ngay khi vừa gặp mặt, chỉ vì một nốt ruồi nằm đâu đó trên mặt anh ta. Và mình sẽ day dứt dài dài nếu như vì tướng pháp của chân mày, cái mũi, giọng nói… mà mình quay lưng bỏ đi một nước.

Tuesday, May 8, 2012

Hội chứng giới tính ảo


Thanh Niên, 25/04/2012 3:27
Liệu có chăng một giới tính mới, mà theo những đại diện của nhóm này tiết lộ rằng nó thay đổi theo giờ? Các chuyên gia của Đại học CaliforniaSan Diego (Mỹ) cho hay đã phát hiện được một dạng giới tính mới ở người. Theo đó, những người thuộc giới tính này bị ám ảnh bởi cảm giác sở hữu cơ quan sinh dục khác phái, hay còn gọi là hội chứng cơ quan sinh dục ảo. 

Thuốc quý trời cho


Ăn lành
Nên theo chế độ ăn hài hoà chất bột, chất thịt, chất béo, đủ mà không dư thừa. Nhiều loại rau trái tốt cho sức khoẻ. Không ăn quá mặn, quá ngọt, quá nóng cháy. Cá tốt hơn thịt. Dầu thực vật tốt hơn mỡ động vật. Đừng lậm fast food, không sa đà làng nướng.

Thuốc phiện trời cho

 SGTT.VN - Á phiện là nàng tiên nâu, đưa các tiên ông ôm bàn đèn đi mây về gió – endorphin khác nào nàng tiên luôn ở trong ta làm nhẹ cơn đau, đưa con người bay bổng.

Bản ngã


Khoa học nhận thức (cognitive science) cũng như khoa học thần kinh cũng thao thức đi tìm cái ngã, đi tìm consciousness. Câu hỏi trong khoa thần kinh não bộ là, các tế bào óc, các tế bào thần kinh hoạt động như thế nào mà sản xuất ra được tâm thức, ý thức? Người ta coi tâm thức như là một sản phẩm của hệ thần kinh, của não bộ. 

Sinh tử

Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"
 Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Ba người thầy


Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?" Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. 

Ngọc trai và nghịch cảnh


Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó, tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đơn cho những thớ cơ mềm mại của con trai. Không thể tống hạt sạ đó ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.

Nỗi đau


Tác giả Pro Bronson, trong cuốn sách “Tại sao tôi lại yêu quý những con người này?”, đã kể lại một câu chuyện có thật về một cây đu kỳ lạ. Cái cây này được trồng vào nửa đầu của thế kỷ 20 tại một trang trại gần Beulah, bang Michigan (Mỹ). “Cuộc đời” của nó là cả một cầu chuyện đáng để chúng ta nhắc tới.

Bí quyết trồng ngô


Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

Thầy tu có lấy vợ?



Hỏi: Thầy có thể nói về các vị Lama có vợ không?
Ðáp: Những vị Lama có vợ đa số thuộc phái Nying-mapa (cổ mật). Theo giáo lý về tsa, lung, tiglé thì khi đưa được luồng nguyên khí prana (lung) vào đường kinh trung ương (Shushumna, Uma) chạy lên đỉnh đầu thì hành giả chứng ngộ, đạt được tánh không và sự khoái lạc cùng một lúc. 

Thầy tu có ăn thịt uống rượu?


Hỏi: Thưa thầy có các buổi lễ Tây Tạng, con thấy họ ăn thịt và uống rượu, cái đó có ý nghĩa gì?
Ðáp: Những buổi lễ (puja) mà có ăn thịt uống rượu, tiếng Tây Tạng gọi là Tsok, tiếng Phạn là ganacakra, có nghĩa là tích tụ công đức. Những buổi lễ này cũng là cơ hội để tập chyển sự nhận thức của mình. Bình thường ta cho rượu thịt là thứ bất tịnh, qua buổi lễ với những thần chú (mantra) và sự quán tưởng thì những thứ bất tịnh kia trở thành thanh tịnh. 

Thiền tông Việt Nam


HT. Thích Thanh Từ
Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. 

Các loại thiền-GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN CỦA PHẬT GIÁO



HT. Thích Thanh Từ
A- Dẫn nhập
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.

Tứ Niệm Xứ và Thiền tông


Như bạn đọc đã xem qua, Tứ Niệm Xứ là một pháp hành thiền rất quan trọng mà xưa kia tất cả các vị Thánh Tăng đã hành theo đó mà đắc quả vô sanh (A La Hán). Dù quan trọng như vậy, nhưng sau khi Ðức Phật nhập diệt, Tứ Niệm Xứ dần dần bị lãng quên. 

CHỈ CÓ VẬY THÔI


Một tranh hí họa trong tạp chí New Yorker: Hai vị sư, một già, một trẻ, ngồi xếp bằng tọa thiền trong thiền đường. Vị sư trẻ thỉnh thoảng liếc nhìn vị sư già với ánh mắt dò hỏi, vị sư già quay sang anh ta nói: "Không có gì xảy ra hết. Chỉ có vậy thôi". 

Thoát ra khỏi dòng nước lũ


Chúng ta thường có một khuynh hướng đặc biệt là không ý thức được rằng mình lúc nào cũng đang suy nghĩ. Dòng tư tưởng lúc nào cũng trôi chảy không ngừng nghĩ, trong tâm ta không bao giờ có một giây phút tĩnh lặng.

Chánh niệm


Chánh niệm là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, vẫn còn rất thích hợp đến đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp ấy tự nó không dính dáng gì đến đạo Phật, hoặc việc trở thành một Phật tử, nhưng nó là sự tỉnh thức dậy, biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh. 

Monday, May 7, 2012

Nghề vợ chồng


Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?...
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn ðứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ.  

Cách bố thí tốt nhất


Cách bố thí tốt nhất là khi chúng ta không mong đợi sự đáp trả nào, ngay cả một lời cám ơn. Chúng ta bố thí khi tâm đã tự tại, đã có tất cả để được hạnh phúc.  Những sự bố thí như vậy được thúc đẩy bởi một cảm giác viên mãn, đầy đủ, chứ không phải vì đau khổ, mất mát. Bố thí một cách ẩn danh, không cần biết người nhận là một cách bố thí tuyệt vời. Âm thầm bố thí, không làm đình làm đám, sẽ giảm thiểu lòng tham dục và tâm bám víu của ta đối với những của cải mà ta sở hữu.

Cúng dường


Lúc Thiền sư Thành Chuyết hoằng hóa tại chùa Viên Giác, pháp duyên rất hưng thịnh. Mỗi lần giảng kinh, mọi người kéo đến nghe pháp chen chân không lọt. Do đó, các Phật tử đề nghị xây dựng một ngôi giảng đường rộng rãi hơn.

Đổi đài trong tâm


Trong báo Reader Digest có kể một chuyện thưa kiện khá lạ đời.  Một ông nọ xem tivi, chương trình Fear Factor sợ quá rồi bị ám ảnh, ông ta đệ đơn kiện chương trình này phải bồi thường. Nhưng quan tòa bác đơn và nói ngày nay người ta chế ra cái đồ bấm đổi đài (remote control) để làm gì? Nếu ông xem thấy sợ thì phải biết đổi đài. Ông không đổi đài là lỗi tại ông chứ không phải tại đài truyền hình.

Thuyền không người


Có người ngồi trên thuyền câu cá, bỗng thấy từ xa có chiếc thuyền to hơn đang tiến thẳng tới phía mình.  Anh vội vã ngừng câu, đứng lên khua tay khua chân, la hét cho chiếc thuyền kia thấy để tránh đừng đâm vào thuyền của anh.  Mặc cho anh la hét và ra dấu, chiếc thuyền kia vẫn từ từ rẽ nước đâm thẳng tới. 

Sunday, May 6, 2012

Cây vĩ cầm đứt dây


Nhiều người trong chúng ta hẳn chưa biết câu chuyện về buổi hòa nhạc ngày 18 tháng 11 năm 1995 ở Lincoln Center của Itzhak Perlman, nghệ sĩ đàn violon. Nếu như bạn biết ông, bạn cũng sẽ biết ngay cả việc bước lên bục sân khấu đối với ông cũng là một cố gắng lớn. Itzhak Perlman bị bệnh bại liệt từ nhỏ. 

Lòng trắc ẩn


Vài tuần trước giáng sing năm 1917, phong cảnh mùa đông ngập tràn tuyết trắng đã bị bóng đen u tối của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất che phủ.

Chén trà và vại nước


Một cụ già sau khi đến chùa lễ Phật, hỏi vị hoà thượng trụ trì:
- Tôi sống uổng phí đã 100 năm, hiện nay tuy già mà vẫn tráng kiện, thế nhưng chẳng làm nên trò trống gì.
Vị cao tăng hỏi lại:
- Gia đình cụ có hoà thuận không?
- Rất hoà thuận!
- Các con cháu có hiếu thảo không?
- Rất hiếu thảo
- Thế thì cò việc gì mà cụ không vừa lòng nữa?

Cặp lông mày vô dụng


Một hôm đôi mắt lỗ mũi, cái miệng của một người nọ họp bàn với nhau. Trước tiên, đôi mắt nói:'Chúng tôi, đôi mắt giữ phần quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Mọi thứ phải được tôi nhìn thấy mới biết được nó đẹp hay xấu, to hay nhỏ, cao hay thấp. Không có đôi mắt việc đi lại sẽ rất khó khăn. Vậy đôi mắt chúng tôi là quan trọng nhất. Thế nhưng chúng tôi lại bị đặt ở vị trí bất xứng bên dưới cặp lông mày là thứ vô dụng.Thật bất công.

Tuesday, May 1, 2012

Bà chủ


"Cô không nên để mình bị trói buộc vào bất cứ điều gì mà mình thấy biết, mà chỉ nên tìm gặp trực tiếp cái chủ thể thấy biết."
Thiền sư Bassui Tokusho (Bạt Tụy) trả lời một ni cô,
từ sách Lời Thiền, NXB Tổng Hợp Tp HCM, dịch: Ngô Ánh Tuyết - Viên Thông

Mẹ chồng nàng dâu


Thích Trí Siêu
Có một cặp vợ chồng mới cưới nhau và người vợ theo phong tục tập quán phải về nhà chồng. Chẳng may người chồng còn mẹ, và ngay từ đầu mẹ chồng nàng dâu đã đụng độ với nhau về việc chăm sóc gia đình nhà cửa. Trước khi cưới vợ, mọi việc ở nhà đều do mẹ chồng cai quản, nay nàng dâu mới về thay đổi mọi việc sắp xếp trong nhà làm mẹ chồng rất khó chịu. Dần dà sự đụng độ trở nên căng thẳng hơn và hai người không thể nhìn mặt nhau. Nàng dâu thì xem mẹ chồng như một phù thủy ác độc, còn mẹ chồng thì thấy nàng dâu là đứa hỗn láo không biết kính nể người lớn.

Lời thiêng


Khi tôi viết trước cửa nhà:
“Xin để truyền thống ở ngoài
Rồi hãy vào!”
Không một ai dám
Đến thăm hoặc gõ cửa nhà tôi

Rừng trong văn hóa tây nguyên


Đối với người Tây Nguyên rừng hoàn toàn không chỉ là vật chất, là tài nguyên, là môi  trường theo nghĩa hẹp. Rừng là tâm linh. Vì vậy nó là cội nguồn văn hóa ở đây. Đố ai có thể tìm ra được một biểu hiện văn hóa nào ở đây mà không liên quan đến rừng, hay đúng hơn, không có mối quan hệ sâu xa thăm thẳm của con người với rừng làm cơ sở...

Nghệ sĩ dân gian Chăm Hán Phải



Thuở trai tráng, ông từng là thành viên đoàn văn nghệ Chăm vào tận Sài Gòn hát trên các sân khấu danh giá; làm Mưwdơn rồi lên chức Mưwdơn gru, ông điều hành và hát phục vụ cả ngàn cuộc lễ Rija trong cộng đồng Chăm; sau khi đất nước thống nhất, ông đi biểu diễn và truyền nghề cho không ít nghệ sĩ Chăm hôm nay, và cuối cùng: làm tư liệu sống để nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thường xuyên tìm gặp. Với tôi, ngoài việc cung cấp vô vị lợi nguồn tài liệu quý giá để tôi hoàn thành bộ Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển (1995), ông còn là một nghệ sĩ lớn. Ông là Mưwdơn gru Hán Phải, năm nay tuổi đã ngoài tám mươi