Sunday, May 6, 2012

Cây vĩ cầm đứt dây


Nhiều người trong chúng ta hẳn chưa biết câu chuyện về buổi hòa nhạc ngày 18 tháng 11 năm 1995 ở Lincoln Center của Itzhak Perlman, nghệ sĩ đàn violon. Nếu như bạn biết ông, bạn cũng sẽ biết ngay cả việc bước lên bục sân khấu đối với ông cũng là một cố gắng lớn. Itzhak Perlman bị bệnh bại liệt từ nhỏ. 



Với hai chân liệt hẳn, ông phải chống nạng dò từng bước một lên sân khấu. Nhìn ông bước lên sân khấu là cả một cảnh tượng: ông bước từng bước một, đau đớn một cách vương giả, cho đến khi ông lần tới được chiếc ghế của ông. Sau đó ông ngồi xuống, từ tốn, đặt đôi nạng xuống sàn, bỏ những chiếc kẹp khỏi ống quần, gập một chân lên trước và duỗi một chân ra phía sau. Rồi ông cúi xuống, cầm lấy chiếc đàn violon, hất đầu ra hiệu cho nhạc trưởng và bắt đầu chơi nhạc.

Khán giả đã quen với cảnh tượng ấy. Họ ngồi chờ đợi một cách yên lặng  khi ông lần bước qua sân khấu. Họ chờ ông tháo bỏ những chiếc cặp khỏi ống quần. Họ chờ tới khi ông sẵn sàng chơi nhạc.
Nhưng lần này, có cái gì đó không hay đã xảy ra. Ngay sau khi ông vừa chơi được mấy nốt nhạc đầu, một dây đàn đứt phựt. Bạn có thể nghe âm thanh đó vang trong phòng hòa nhạc. Không thể nhầm lẫn về âm thanh ấy, không thể nhầm lẫn điều mà Itzhak Perlman sẽ phải làm.
Mọi ngưòi thầm nghĩ "Tội nghiệp Itzhak Perlman. Ông ấy sẽ phải đứng dậy, cài lại ống quần, lấy đôi nạng, đi qua sân khấu để thay dây đàn hoặc lấy một cây violon mới"
Nhưng Itzhak Perlman không làm vậy. Thay vào đó, ông chờ một giây, nhắm mắt lại và sau đó ra hiệu cho nhạc trưởng bắt đầu lại. Dàn nhạc chơi tiếp, và ông bắt đầu chơi lại từ đúng chỗ mà ông bỏ dở. Và ông chơi với một sức mạnh, một cảm xúc, một sự trong sáng tuyệt vời mà khán giả chưa bao giờ từng được nghe.
Tất nhiên, ai cũng biết không thể chơi một bản nhạc chỉ với ba dây đàn. Tôi biết điều đó, bạn biết điều đó. Nhưng đêm ấy,  Itzhak Perlman từ chối biết điều đó. Bạn có thể hình dung ông đang sửa, chỉnh với một tốc độ như thế nào trong đầu. Có những thời điểm, ông khiến cho những dây còn lại của cây đàn phát ra những âm thanh mà khán giả chưa biết đến bao giờ.
Khi bản giao hưởng kết thúc, một sự im lặng kỳ diệu tràn ngập gian phòng. Sau đó tất cả đứng cả dậy và vỗ tay vang dội. Tiếng vỗ tay tràn ngập tất cả các góc của phòng hòa nhạc, mọi người vỗ tay, gào thét, làm tất cả những cử chỉ mà họ có thể làm để khiến Itzhak Perlman hiểu họ biết ơn ông thế nào về điều kỳ diệu ông đã làm tối hôm đó.
Ông mỉm cười, gạt mồ hôi trên trán, sau đó ông nói khe khẽ, trầm ngâm và sùng kính: "Các bạn biết đấy, đôi khi nghĩa vụ của một nghệ sĩ là khám phá ra anh có thể làm gì  cho âm nhạc chỉ với những thứ anh có."

Nguyễn Thanh Sơn, vannghe.free.fr/nguyenthanhson/cayvicam3.html

Itzhak Perlman:
"The Master Violinist"
Dealing with Adversity - and Using What You Have
Rather than What You Need (or Think You Need)
On Nov. 18, 1995, Itzhak Perlman, the violinist, came on stage to give a concert at Avery Fisher Hall at Lincoln Center in New York City. If you have ever been to a Perlman concert, you know that getting on stage is no small achievement for him. He was stricken with polio as a child, and so he has braces on both legs and walks with the aid of two crutches.

To see him walk across the stage one step at a time, painfully and slowly, is an unforgettable sight. He walks painfully, yet majestically, until he reaches his chair. Then he sits down, slowly, puts his crutches on the floor, undoes the clasps on his legs, tucks one foot back and extends the other foot forward. Then he bends down and picks up the violin, puts it under his chin, nods to the conductor and proceeds to play.
By now, the audience is used to this ritual. They sit quietly while he makes his way across the stage to his chair. They remain reverently silent while he undoes the clasps on his legs. They wait until he is ready to play.
But this time, something went wrong. Just as he finished the first few bars, one of the strings on his violin broke. You could hear it snap - it went off like gunfire across the room. There was no mistaking what that sound meant. There was no mistaking what he had to do. People who were there that night thought to themselves:
"We figured that he would have to get up, put on the clasps again, pick up the crutches and limp his way off stage - to either find another violin or else find another string for this one."
But he didn't. Instead, he waited a moment, closed his eyes and then signaled the conductor to begin again. The orchestra began, and he played from where he had left off. And he played with such passion and such power and such purity as they had never heard before.
Of course, anyone knows that it is impossible to play a symphonic work with just three strings. I know that, and you know that, but that night Itzhak Perlman refused to know that. You could see him modulating, changing, recomposing the piece in his head. At one point, it sounded like he was de-tuning the strings to get new sounds from them that they had never made before.
When he finished, there was an awesome silence in the room. And then people rose and cheered. There was an extraordinary outburst of applause from every corner of the auditorium. We were all on our feet, screaming and cheering, doing everything we could to show how much we appreciated what he had done.
He smiled, wiped the sweat from this brow, raised his bow to quiet us, and then he said, not boastfully, but in a quiet, pensive, reverent tone, "You know, sometimes it is the artist's task to find out how much music you can still make with what you have left."
What a powerful line that is. It has stayed in my mind ever since I heard it. And who knows? Perhaps that is the way of life - not just for artists, but for all of us.
Here is a man who has prepared all his life to make music on a violin of four strings, who, all of a sudden, in the middle of a concert, finds himself with only three strings. So he makes music with three strings, and the music he made that night with just three strings was more beautiful, more sacred, more memorable, than any that he had ever made before, when he had four strings.
So, perhaps our task in this shaky, fast-changing, bewildering world in which we live is to make music, at first with all that we have, and then, when that is no longer possible, to make music with what we have left.
Written by Jack Riemer, Houston Chronicle, February 10, 2001

No comments:

Post a Comment